Cũng giống những quốc gia Châu Á khác, người Thái không ăn Tết theo lịch dương của các nước Châu Âu, mà có lịch truyền thống riêng. Vậy Thái Lan ăn tết theo lịch nào? Những món ăn ngày tết của người Thái ra sao? Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây và cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Thái Lan ăn Tết theo lịch nào?
Đất nước Thái Lan là một đất nước theo Phật giáo, họ sẽ không tính ngày 1/1 dương lịch hay 1/1 âm lịch là Tết mà tính ngày Đức Phật nhập Niết Bàn.
Vậy Thái Lan ăn tết theo lịch nào? Ngày sinh của Đức Phật ngày 15/4, Hoàng gia Thái quy định thời điểm mà đất nước này đón năm mới sẽ bắt đầu từ 13/4 đến 15/4 dương lịch.
Ngày Tết của người Thái Lan còn có tên gọi khác là Tết Songkran. Đây là lễ hội lớn nhất năm được rất nhiều bạn bè năm châu biết đến bởi sự kiện đặc sắc diễn ra đó là lễ hội té nước. Những người trẻ sẽ té nước vào người lớn để tỏ lòng biết ơn, kinh trọng. Người bị té càng nhiều nước thì được cho là càng may mắn.
Đọc thêm: Ý nghĩa lễ hội té nước Thái Lan là gì?
Những món ăn đặc trưng ngày Tết của Thái Lan
Mâm cơm ngày Tết của người Thái mang ba vị chính đó là chua, cay, ngọt. Thành phần chế biến chủ yếu là tới từ các vùng nhiệt đới. Cùng chúng tôi điểm danh những món ăn nổi tiếng mang đặc trưng của xứ sở chùa Vàng ngay nào!
Som tam – Gỏi đu đủ cay
“Som” nghĩa là chua, tam là “giã”, từ tên gọi chúng ta cũng đã hiểu ra cách làm cơ bản của món ăn này đó là dùng chày và cối giã cho gia vị thấm đều vào gỏi. Món ăn này gồm các nguyên liệu chính là đu đủ, xoài xanh, cóc tahsi, cà chua bi, đậu đũa, nước mấm, đậu phộng, chanh, tôm khô, ớt và đường,… Đây được xem là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Songkran, nó hội tủ tất cả điểm nhấn được biệt văn hóa ẩm thực Thái Lan.
Cà ri đỏ – Kaeng Phed
Theo quan niệm người Thái, màu đỏ đặc trưng cho sự may mắn, mang vận đỏ cả năm. Chính bởi vậy Cà ri đỏ – Kaeng Phed là món ăn truyền thống của người Thái, luôn nằm trong các mâm cơm ngày Tết xứ sở của Vàng.
Tom yum – Canh chua cay
Món canh này có sự kết hợp của nước cốt gà, tôm và một số gia vị như lá chanh, sả, giềng, gừng hòa quyện cùng nước cốt dừa tạo nên hương vị thơm ngon độc đáo.
Được coi là linh hồn của nền ẩm thực truyền thống khi nhắc đến Thái, nên không nghi ngờ gì trong dịp Tết truyền thống, Canh chua cay – Tom chua cũng là món ăn không thể thiếu.
Khao Chae – Món cơm ngâm hoàng cung
Thực chất cái tên Khao Chao đã nói lên được phương thức nấu, cụ thể “Khao” là gạo, “Chae” ngâm trong nước, “Khao Chae” món cơm ngâm hoàng cung. Nhưng các bạn đừng lầm tưởng nấu món ăn này đơn giản. Để làm ra món ăn này các công đoạn rất mất công, bởi nước ướp hương hoa là nguyên liệu quan trọng, được chế biến rất tỉ mỉ.
Bên cạnh đó món Khao Chae còn được dọn ăn kèm cùng các món phụ cả món ngọt và mặn đặc trưng như: Tôm viên chiên với gia vị đặc biệt, ớt ngọt nhồi thịt, cá trà sóc viên dẹp, hay hành độn lòng cá chiên, thịt heo sợi, củ cải đường,…
Nếu ghé thăm Thái Lan dịp Tết bạn nên thử món “gạo ngâm” đặc biệt này nhé!
Cá diêu hồng sốt me – Pla Rad Prik
Đây cũng là một trong những món ăn đặc trưng vào dịp Tết Songkran của người Thái. Họ quan niệm ăn cá đầu năm sẽ mang ý nghĩa một năm mới suôn sẻ, may mắn và sung túc. Món cá diêu hồng sốt me Pla Rad Prik được chế biến có phần thịt dai ngọt, lớp vảy giòn thấm đẫm sốt me chua ngọt và vị cay nhẹ.
Thịt gà cuộn lá dứa – Gai Haw Bai Toey
Mâm cơm ngày Tết của người Thái món Gai haw bai toey thường xuyên xuất hiện. Hương vị thịt gà cuộn lá dứa rất độc đáo, cũng là món ăn có ít vị cay nhất trong nền ẩm thực xứ sở chùa Vàng.
Kai yang – Thịt gà nướng
Món ăn này có thường được ăn kèm với nộm đu đủ và xôi. Trong những ngày đầu năm Kai yang sớm trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng khiến du khách nhớ mãi.
Xem thêm: Thái Lan có chấp nhận hôn nhân đồng giới không?
Trên đây là những chia sẻ giải đáp thắc mắc Thái Lan ăn tết theo lịch nào? Những món ăn ngày tết của người Thái mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về truyền thống cùng những phong tục của xứ sở chùa Vàng xinh đẹp.