Châu Á

Đất nước Thái Lan diện tích bao nhiêu?

Đất nước Thái Lan diện tích bao nhiêu?

Sở hữu cho mình nhiều phong cảnh đẹp, địa điểm du lịch hấp dẫn Thái Lan là đất nước có nền phát triển hàng đầu khu vực Châu Á về du lịch. Vậy đất nước Thái Lan diện tích bao nhiêu? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây và tìm câu trả lời nhé!

Địa lý và điều kiện tự nhiên của Thái Lan

Thái Lan là quốc gia quân chủ lập hiến, Hoàng tộc Mahidol của Vương triều Chakri là biểu tượng quốc gia, vua Thái là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo đất nước. Chính phủ Thái Lan gồm 36 thành viên: 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Bên cạnh đó còn có những Ủy ban của chính phủ lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.

Địa lý và điều kiện tự nhiên của Thái Lan
Địa lý và điều kiện tự nhiên của Thái Lan

Đất nước Thái Lan hiện đang phát triển theo nền công nghiệp hiện đại mới, hãy cùng khám phá về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nơi đây nhé!

Địa lý Thái Lan

Thái Lan là quốc gia thuộc Đông Nam Á, có phía đông bắc giáp Lào, phía đông nam giáp Campuchia và vịnh Thái Lan, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp biển Andaman – Ấn Độ Dương và Myanma. Theo đặc điểm dòng chảy địa hình đất nước Thái được chia làm 5 vùng địa lý lần lượt là miền Bắc, Đông Bắc, miền Trung, miền Đông và miền Nam.

Điều kiện tự nhiên

Thái Lan có khí hậu nhiệt đới Xavan, thời tiết nóng, mưa nhiều gồm ba mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 2. Thời gian nóng nhất trong năm tại Thái Lan là vào tháng 3, tháng 4 nhiệt độ có khi đạt tới 40 độ C trở lên. Lượng mưa hàng năm Thái Lan đạt 1300 đến 1700 mm, độ ẩm trung bình từ 73% đến 83%.

Phần lớn địa hình xứ sở chùa Vàng là đồi núi:

– Vùng trung tâm Thái Lan là đồng bằng lưu vực sông Mê – Nam màu mỡ, với dân cư đông.

– Vùng phía Bắc có nhiều núi, nổi bật nhất là đỉnh Doi In – tha – non cao đến 2.595m.

– Cao nguyên Khorat nằm ở vùng Đông Bắc.

– Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.

Xem thêm: Tìm hiểu Thái Lan dùng mạng xã hội gì?

Thái Lan diện tích bao nhiêu?
Thái Lan diện tích bao nhiêu?

Thái Lan diện tích bao nhiêu?

Đất nước Thái Lan diện tích 513.120 km2, đứng thứ 49 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma. Dân số Thái Lan khoảng 64 triệu người đông thứ 21 thế giới. Trong đó khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, người gốc Hoa 14%  và người Mã Lai là 3%, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer,…

Thái Lan được chia làm 76 tỉnh, có 2 thành phố trực thuộc trung ương là Bangkok và Pattaya. Tỉnh có diện tích rộng nhất là Nakhon Ratchasima, tỉnh hẹp nhất là Samut Songkhram, Mae Hong Son và Ranong có mật độ dân số thấp nhất.

Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố, thị xã và thị trấn. Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ, tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã.

Văn hóa, tôn giáo Thái Lan

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc trực tiếp từ văn hóa Campuchia với các tư tưởng Phật giáo. Bởi vậy Phật giáo Nam Tông được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo trên là 95%. Thái Lan là một trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới tính theo tỉ lệ dân số.

Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. Người Thái quan niệm chân là bộ phận dơ bẩn và thấp kém nhất trên cơ thể, còn đầu là bộ phận cao nhất và đáng kính nhất, việc sờ đầu là vô lễ, đặt chân cao hơn đầu ai đó cũng là điều mất lịch sự.

Người Thái thường không bắt tay khi chào nhau, họ sẽ áp hai bàn tay vào nhau trong tư thế cầu nguyện gọi là vái. Mua bán ở Thái Lan tất cả phải trả bằng Bath, người bán không được nhận USD.

Dân cư Thái Lan chủ yếu là nói tiếng Thái. Ngoài ra còn có tiếng Môn Khơme, tiếng Yawi, Dao, Karen, Akha, Lôlô, Lahu, Lawa, Lisu, Chăm,…

Đọc thêm: Người Thái Lan nói tiếng gì? Mẫu câu nói giao tiếp cơ bản tiếng Thái

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc Đất nước Thái Lan diện tích bao nhiêu cùng các thông tin liên quan khác như địa lý, điều kiện tự nhiên, văn hóa. Mong rằng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu thêm về đất nước xinh đẹp và hiếu khách.

Facebook Comments
Rate this post