Tin tức

Châu Phi nổi tiếng về sự phong phú của các loại khoáng sản

Vậy Châu Phi nổi tiếng về sự phong phú của các loại khoáng sản. Đó là những loại khoáng sản nào? Vì sao châu Phi “giàu” mà vẫn “nghèo”? Cùng chúng tôi làm rõ qua bài viết dưới đây nhé.

Châu Phi nổi tiếng về sự phong phú của các loại khoáng sản

Châu Phi là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau châu Á), thứ ba về diện tích (sau châu Á và châu Mỹ).

Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Sa mạc Sahara là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú, là châu lục đang nắm giữ 90% lượng Cobalt, 90% Platin, 50% Vàng, 98% Crom, 70% Tantan, 64% Mangan và một phần ba lượng Urani của thế giới. Cộng hòa Dân chủ Congo có 70% lượng Coltan của thế giới. Guinea là quốc gia xuất khẩu Bô xít lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Châu Phi còn có dầu mỏ và khí đốt, kim cương với trữ lượng lớn.

Chau-Phi-noi-tieng-ve-su-phong-phu-cua-cac-loai-khoang-san
Châu Phi nổi tiếng về sự phong phú của các loại khoáng sản

Xem thêm: Châu Phi có những cây lâu năm chủ yếu

Châu Phi là châu lục giàu về khoáng sản tuy nhiên việc khai thác còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập.

Tại sao châu Phi “giàu” mà vẫn “nghèo”?

Lý giải nguyên nhân, có mấy lý do chính sau:

Châu Phi được xem là lục địa giàu về nguồn tài nguyên, chiếm hơn 30% trữ lượng khoáng sản thế giới, trong đó phải kể đến vàng, kim cương, dầu mỏ, đá quý. Tanzania nổi tiếng với vàng, Congo với đồng, Nambia với Uranium, Botswana với kim cương (xem bản đồ khoáng sản châu Phi). Vậy mà gần 50% dân số châu Phi, đặc biệt tập trung ở vùng tiểu vùng Sahara châu Phi, sống dưới chuẩn nghèo thế giới (thu nhập ít hơn $1.25/ngày). Central African Republic liên tục là quốc gia nghèo nhất thế giới, có chỉ số Phát triển con người (HDI) thấp nhất thế giới, và là quốc gia không mạnh khoẻ nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Châu Phi đã không bắt kịp cuộc Cách mạng xanh. Các nước châu Á, với việc đầu tư phát triển nông nghiệp, giúp đảm bảo nguồn lương thực (food security), và khi nông nghiệp đảm bảo, sử dụng nguồn lao động thặng dư và vốn tập trung đầu tư công nghiệp và dịch vụ, nói cách khác, xây dựng trụ cột của nền kinh tế đất nước. Trong khi đó, điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết không cho phép các nước châu Phi, đặc biệt các nước ở vùng sub-Sahara châu Phi – ngay cận xích đạo, cùng với hạn hán, lũ lụt, thiếu kinh nghiệm trong việc làm nông (vốn quen với việc hái lượm, săn bắn), việc trồng trọt trở nên khó khăn hơn.

Tư duy canh tác tiểu nông, hộ gia đình nhỏ lẹ, làm giảm khả năng canh tác, năng suất thấp mặc dù thiên nhiên khá ưu đãi, đất trù phú, thời tiết êm dịu (sub-Sahara châu Phi không nóng như mọi người vẫn nghĩ!). Hơn nữa các nhà lãnh đạo châu Phi không mặn mà phát triển nông nghiệp, mà mối quan tâm của họ là khai thác nguồn tài nguyên sẵn có hơn là phát triển nông nghiệp. Việc nhập khẩu thậm chí còn rẻ hơn so với tự sản xuất làm cho các sản phẩm nội địa trở nên kém cạnh tranh).

Viec-khai-thac-khoang-san-o-Chau-Phi-con-ton-tai-nhieu-han-che-va-bat-cap
Việc khai thác khoáng sản ở Châu Phi còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập

Xem thêm: Châu Phi được bao bọc bởi các biển và đại dương nào?

Thứ hai, nạn tham nhũng, lạm dụng quyền lực, thiếu năng lực của cơ quan chức năng dẫn đến quản trị nguồn lực không hiệu quả. Hầu hết các nguồn thu từ việc khai thác tài nguyên đều rơi vào tay giới tay trên. Nguồn thu quốc gia không được phân phối đến các tầng lớp thấp hơn. Quá trình phân phối diễn ra chậm, thậm chí không diễn ra.

Thứ ba, phải kể đến ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Sau giai đoạn thực địa, World Bank và IMF tiếp cận Chính phủ các nước châu Phi với đề xuất các gói viện trợ tái cấu trúc, đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, tuy nhiên đi kèm các điều kiện về mở cửa kinh tế thị trường, hướng tới chế độ dân chủ. Nhìn lại tính hiệu quả các chương trình này, có thể nói chương trình bị thất bại, nếu không nói là thất bại một cách thảm hại.

Thêm nữa, cách tiếp cận của các chương trình này là từ trên đưa lệnh xuống (top-down approach) mà không từ nhu cầu thực tế của người dân (bottom-up approach) nên các chương trình này nhanh chóng thất bại. Cộng thêm đề xuất thiết lập mô hình dân chủ càng làm các nước châu Phi, vốn với đặc điểm đa bộ tộc, bộ lạc, vốn đã không gắn kết với nhau, càng trở nên phân cách.

Đó những lý do khiến châu Phi, đặc biệt các nước ở sub-Sahara vẫn nghèo đói như ngày nay.

Facebook Comments
5/5 - (1 bình chọn)