Giáo Dục

Ngành Sư phạm khó xin việc và giải pháp cho sinh viên sư phạm hiện nay

Những năm gần đây, vấn đề thừa – thiếu nhân lực ngành Sư phạm đang rất được quan tâm. Vậy thực tế vấn đề này như thế nào và hướng giải pháp cho sinh viên sư phạm hiện nay ra sao, hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Ngành Sư phạm khó xin việc và vấn đề thừa – thiếu nhân lực

Hiện nay, vấn đề việc làm ngành Sư phạm đang nhận được nhiều sự quan tâm. Một số đánh giá cho thấy , việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ tiếp tục diễn ra. Theo kết quả thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện thừa khoảng 27.000 giáo viên bậc THCS nhưng lại thiếu hơn 45.000 giáo viên ở bậc học mầm non. Một số tỉnh có số lượng dôi dư giáo viên cấp THCS như: Thái Bình thừa 1.224 giáo viên, Phú Thọ thừa 1.191 giáo viên, , Nghệ An thừa 1.742 giáo viên, Quảng Nam thừa 1.096 giáo viên.

Ngành Sư phạm khó xin việc và giải pháp cho sinh viên sư phạm hiện nay
Ngành Sư phạm đang đứng trước thực trạng thừa thì vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu

Một số tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non như: Sơn La thiếu 1.040 giáo viên, Bắc Giang thiếu 1.921 giáo viên, Thanh Hóa thiếu 1.405 giáo viên, Nghệ An thiếu 3.328 giáo viên, TP. Hồ Chí Minh thiếu 1.195 giáo viên. Đối với bậc tiểu học, một số tỉnh thiếu nhiều giáo viên như TP. Hà Nội thiếu khoảng 2.696 giáo viên, Sơn La thiếu 1.133 giáo viên, Gia Lai thiếu 1.196 giáo viên… Những con số này nói lên sự bất cập trong công tác đào tạo giáo viên hiện nay.

Tình trạng chung là rất nhiều sinh viên sư phạm ra trường lại trong tình trạng thất nghiệp. Điều này cũng dẫn đến vấn đề học sinh lẫn phụ huynh không muốn cho con em mình theo ngành sư phạm. Số lượng thí sinh đăng ký thấp, dẫn đến các trường buộc phải phải hạ điểm chuẩn để đạt chỉ tiêu tuyển sinh. Điều này khiến mọi người lo lắng về chất lượng giáo viên ra trường. Trong khi đó, hiện nay, cũng có rất nhiều giáo viên mặc dù đã ra trường nhưng vẫn chưa tìm được việc và phải đứng trước tình trạng thất nghiệp.

2. Tại sao sinh viên Sư phạm thất nghiệp?

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề thất nghiệp của sinh viên sư phạm nói riêng và sinh viên nói chung. Nguyên nhân đầu tiên đó là chất lượng đào tạo. Nhiều đánh giá cho thấy chất lượng giáo dục và đào tạo tại nước ta khá hạn chế. Nội dung đào tạo chưa thật sự chuyên sâu, chưa đi sát thực tế, nặng về lý thuyết và nhẹ về thực hành.  Nhiều môn học trong chương trình đào tạo đã không còn phù hợp với công việc thực tế xã hội.

Sinh viên thất nghiệp cũng do thiếu khả năng và trình độ chuyên môn. Do chất lượng đào tạo không chuyên sâu nên sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp một phần cũng do việc đinh hướng nghề nghiệp không rõ ràng của sinh viên. Điều này ảnh hưởng lớn đến vấn đề đào tạo cũng như cơ hội việc làm.

Vấn đề thất nghiệp còn xảy ra với những sinh viên thiếu kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, xin việc, ngoại ngữ, tin học văn phòng,…

3. Giải pháp sinh viên sư phạm thất nghiệp hiện nay

Trên quan điểm “bảo đảm đầu ra là yếu tố quyết định”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có yêu cầu “phải xem lại ngay chỉ tiêu các trường sư phạm. Nếu đào tạo sinh viên ra mà không xin được việc sẽ như thế nào? Không thể nói cái gì thiếu thì đào tạo còn thừa thì không quan tâm. Đây là trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

Ngành Sư phạm khó xin việc và giải pháp cho sinh viên sư phạm hiện nay
Bộ Giáo dục đang thực hiện phương án thay đổi quy chế tuyển sinh ngành Sư phạm

Theo đó, thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo Dục & Đào tạo cần nghiên cứu các chương trình, quy định mang tính đặc cách để đào tạo bổ sung, chuyển đổi sinh viên sư phạm sang những ngành nghề khác có nhu cầu lớn về nhân lực như công nghệ thông tin, du lịch.

Với những trường hợp sinh viên sư phạm khó tìm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc ngay với các hiệp hội, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề đang thiếu nhân lực như công nghệ thông tin, du lịch… để có phương thức đào tạo linh hoạt giúp em các có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Trên tinh thần này, những sinh viên ngành sư phạm giờ đây sẽ không còn giảm đi tối đa áp lực về việc làm, sẽ có nhiều hơn những cơ hội dành cho sinh viên trong các ngành nghề khác đang thiếu nhân lực.

Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu vấn đề việc làm ngành Sư phạm hiện nay.

>>> Tham khảo thêm Trung cấp mầm non hệ vừa học vừa làm để tìm hiểu cơ hội việc làm ngành Sư phạm mầm non.

Facebook Comments
5/5 - (1 bình chọn)