Hộ lý và Điều dưỡng là hai ngành nghề khác nhau trong hệ thống các ngành y tế. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa phân biệt được Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.
Mục lục
1. Hộ lý là gì?
Hộ lý là những người giúp đỡ, chăm sóc bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện, từ việc ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân cho đến việc trông nom các phòng bệnh, hành lang… Bên cạnh đó, Hộ lý có nhiệm vụ hỗ trợ các bác sĩ, y tá khi cần thiết để theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân, báo cáo lại với bác sĩ.
Hộ lý vừa được đào tạo những kiến thức cơ bản về y học để có thể cùng y tá theo dõi tình hình của bệnh nhân để báo cáo kịp thời cho các bác sĩ. Đồng thời họ cũng được rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ để dọn dẹp vệ sinh, hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc sức khỏe.
Công việc, nhiệm vụ cụ thể của Hộ lý bệnh viện là gì:
– Vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh, buồng tắm, hành lang… theo quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật cũng như quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
– Thực hiện các công việc phục vụ người bệnh, gồm:
+ Hỗ trợ người bệnh trong việc vệ sinh cá nhân.
+ Thay đồ, đổi đồ vải người bệnh theo quy định; đổ bô và các chất thải của người bệnh.
+ Cọ rửa, diệt khuẩn các dụng cụ đựng chất thải của người bệnh, đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ.
+ Hỗ trợ vận chuyển người bệnh đến các phòng thủ thuật và trở lại phòng bệnh.
+ Vận chuyển các phương tiện và những thiết bị phục vụ công tác chữa trị cho người bệnh, mang sửa chữa thiết bị hỏng.
– Thực hiện công tác thu gom và quản lý chất thải trong khoa:
+ Thu gom và cọ rửa thùng rác hàng ngày.
+ Tập trung và phân loại rác từ các buồng bệnh, buồng thủ thuật vào các thùng rác chung của khoa.
+ Buộc túi ni lông rác đầy 2/3 túi, dán nhãn, ghi rõ họ tên khoa trên nhãn.
+ Bảo quản những tài sản trong phạm vi được phân công.
+ Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác dưới sự phân công của y tá, điều dưỡng trưởng khoa.
Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào?
2. Điều dưỡng là gì?
Điều dưỡng là một chuyên ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế, có nhiệm vụ bảo vệ và tối ưu hóa về sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương. Bên cạnh đó, Điều dưỡng cũng thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau qua việc chẩn đoán và điều trị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Những người làm công việc này được gọi là Điều dưỡng viên. Nhiệm vụ chính của họ là phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe và theo dõi, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc, các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến khi phục hồi.
3. Một số điểm chung của Hộ lý và Điều dưỡng
Công việc hàng ngày của một Hộ lý và Điều dưỡng khi làm việc tại bệnh viện cũng có một số điểm chung như sau:
- Thực hiện công tác về điều trị và theo dõi sát sao theo chỉ định của bác sĩ cũng như giúp những người già phục hồi chức năng
- Chăm sóc sức khỏe cho những người già và bệnh nhân ở các viện dưỡng lão, trung tâm dưỡng lão…
- Tổ chức, phụ trách điều hành quá trình trong nom, điều trị và điều phối các hộ lý.
- Tư vấn dinh dưỡng, tâm lý và các phương pháp chăm sóc sức khỏe, trông nom người già trong việc thực hiện các hoạt động cá nhân và xã hội.
- Chỉ dẫn cho bệnh nhân phối hợp điều trị.
- Hỗ trợ chăm nom các sinh hoạt thường ngày tùy theo thể trạng tinh thần cũng như sức khỏe của người bệnh như ăn uống, vệ sinh…
- Chịu trách nhiệm về kế hoạch chăm sóc tổng thể cho toàn bộ quá trình trông nom.
- Theo dõi, ghi chép và đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân thường kỳ.
- Thực hiện thêm những công việc khác theo yêu cầu của bác sĩ.
Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào?
4. Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào?
Hộ lý và Điều dưỡng là hai ngành nghề độc lập khác nhau, mặc dù đều là những người làm việc ở hai ngành này đều công tác tại các bệnh viện nhưng mỗi ngành có chức năng và nhiệm vụ nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa phân biệt rõ giữa Điều dưỡng và Hộ lý. Vậy Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào?
Y tá hay Hộ lý trước đây thường ở mức sơ cấp, được đào tạo trong thời gian từ 09 đến 18 tháng. Nhiệm vụ chính của họ chính là hỗ trợ cho các y, bác sĩ trong việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân theo chỉ định. Từ khi Điều dưỡng trở thành một nghề độc lập thì đã có sự phân biệt rõ hơn giữa Điều dưỡng và Hộ lý.
Hiện nay, hệ thống Y tế được chia thành 2 mảng là:
- Khám chữa bệnh do các Y Bác sĩ thực hiện.
- Chăm sóc và phục vụ do Điều dưỡng thực hiện.
Trong đó, các Điều dưỡng viên phải là những người đã tốt nghiệp từ Cao đẳng Điều dưỡng trở lên. Họ có thể tiếp tục học Liên thông lên Đại học, Cao học, Thạc sĩ, Tiến sĩ… chuyên ngành Điều dưỡng. Những người làm trong ngành Điều dưỡng không chỉ am hiểu sâu sắc nghề nghiệp y tế đơn thuần mà còn phải hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực khác. Bởi công việc hàng ngày của họ đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân, đồng thời phải sử dụng khác nhiều máy móc y khoa hiện đại để áp dụng vào công việc.
Tổng hợp